Rèn luyện tư duy sáng tạo từ nhỏ: 4 cấp độ và 8 nguyên tắc

Ba mẹ nên dạy trẻ tư duy sáng tạo từ khi con còn nhỏ tuổi. Bởi vì tư duy sáng tạo sẽ giúp bé phát huy não bộ, nghĩ ra nhiều ý tưởng mới lạ và không bị lệ thuộc vào khuôn khổ truyền thống khi bé đến tuổi đi học và trưởng thành sau này.

rèn luyện tư duy sáng tạo cho bé từ nhỏ
rèn luyện tư duy sáng tạo cho bé từ nhỏ

1. Tư duy sáng tạo là gì?

Tư duy sáng tạo là khả năng vận động của trí não để tìm ra những phương án, chủ đề mới của một hay nhiều người về một lĩnh vực nghiên cứu nào đó. Và trong thời đại hiện nay, bất kỳ ngành nghề nào như chính trị, xã hội, kinh tế, nghệ thuật, kỹ thuật… đều cần đến tư duy sáng tạo.

2. Vai trò của tư duy sáng tạo trong cuộc sống hiện đại

Trong trường học, tư duy sáng tạo giúp quá trình nhận thức nhanh chóng và chủ động tiếp thu khi được giao những bài tập hay chủ đề mới. Trong cuộc sống, tư duy sáng tạo cũng giúp đạt được những kết quả nhanh chóng hơn với ít sức lực hơn và dễ dàng thành công hơn những người có tư duy rập khuôn. Đặc biệt, trong xã hội hiện nay, tư duy sáng tạo giúp cho con người phát minh ra những công trình mới để cuộc sống ngày càng văn minh, hiện đại.

3. Tại sao tư duy sáng tạo lại quan trọng với trẻ em?

Nhìn chung, tư duy sáng tạo tỷ lệ nghịch với tuổi. Trong vài thập kỷ vừa qua, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự sáng tạo ở trẻ em thường có xu hướng giảm dần khi lớn lên. Thời điểm vàng và dễn nhận thấy nhất là từ độ tuổi mẫu giáo cho đến khi trẻ học lớp 3.

Tư duy sáng tạo sẽ thúc đẩy khả năng giải quyết vấn đề, đổi mới hay khám phá ra những lĩnh vực mới lạ. Nói cách khác, trẻ em có kỹ năng sáng tạo thường sẽ khéo léo và giải quyết vấn đề linh hoạt hơn. Lợi ích của tư duy sáng tạo thể hiện rõ qua việc nó có thể giúp trẻ dễ thành công hơn trong giới nghệ thuật, khoa học và công nghệ. Những trẻ nào được khuyến khích suy nghĩ sáng tạo sẽ thể hiện sự tự tin và có nhiều động lực hơn trong lĩnh vực mà trẻ thích.

4. Các rào cản đối với tư duy sáng tạo

Có 4 rào cản đối với tư duy sáng tạo là: văn hóa và tôn giáo, rào cản thông tin, khả năng nhận thức, tâm lý và thói quen.

5. Tư duy sáng tạo và trí thông minh khác nhau như thế nào

Có một khái niệm thường gặp và hay nói đến đó là trí thông minh. Cho đến nay, các nhà khoa học phân chia bởi hai quan điểm. Quan điểm coi tư duy sáng tạo là một phần của trí thông minh, gồm có GuilfordRaymond Cattel. Quan điểm coi trí thông minh là một phần của tư duy sáng tạo là Sternberg và Lubart, xuất bản trong The Nature of Creativity. Vì vậy, thật không dễ để rạch ròi giữa tư duy sáng tạo và trí thông minh, mặc dù các nhà khoa học đồng ý với 4 tiêu chuẩn, mức độ của tư duy sáng tạo (mô tả dưới đây) và 8 hình thức thể thiện của trí thông minh của Guardner: ngôn ngữ, logic, thiên nhiên, vận động, âm nhạc, giao tiếp, nội tâm và thị giác.

 

6. 4 tiêu chuẩn, mức độ của tư duy sáng tạo

Thông thường, con người có tư duy sáng tạo sẽ vượt trội ở một trong bốn khả năng sau: trôi chảy, độc đáo, lưu loát và phát minh

4 cấp độ thể hiện tư duy sáng tạo

7. 8 nguyên tắc giúp trẻ rèn luyện tư duy sáng tạo từ nhỏ

1. Trân trọng những điều giúp bé phát huy tư duy sáng tạo

Không có gì để ngạc nhiên khi trẻ em coi trọng những thứ mà bố mẹ mình tôn trọng. Những gia đình đánh giá lối suy nghĩ truyền thống cao hơn sự thể hiện bản thân thường sẽ khiến sự sáng tạo của con trẻ bị lụi tàn. Vì vậy, nếu muốn dạy trẻ tư duy sáng tạo thì trước tiên, người lớn phải trân trọng sự sáng tạo cũng như phản ánh tinh thần đó qua các bức tranh treo trên tường mà bé vẽ, đọc truyện viễn tưởng với con hay xem những chương trình truyền hình có tính đổi mới, kể cả các kênh podcasts khoa học cho trẻ em để thúc đẩy tò mò và nhận thức,…

 

2. Khuyến khích bé thể hiện bản thân và sự độc lập

Cho trẻ có cơ hội được thể hiện bản thân, sự độc lập và độc đáo. Để trẻ tự nghĩ ra các ý tưởng và tự mình giải thích chúng. Điều này sẽ giúp trẻ được thể hiện bản thân, đây chính là bí quyết giúp trẻ học được cách chấp nhận nguy cơ mắc sai lầm. Nhiều khi chỉ đơn giản là sắp xếp lại đồ đạc theo ý thích của bé.

 

3. Khen thưởng với những ý tưởng mới

Bố mẹ nên thưởng cho con khi bé có những hành vi mang tính sáng tạo và thể hiện bản sắc cá nhân, phần thưởng không nhất thiết phải là quà mà thay vào đó, hãy biến đây thành cơ hội để bạn và bé được gần nhau hơn. Ví dụ như, bạn dành từ 15-20 phút để đọc sách cho trẻ nghe, hoặc đăng ký bộ KIDPOD cho bé phát huy trí tưởng tượng và tư duy sáng tạo.

 

4. Độ lượng và bao dung với những thất bại 

Bạn nên tạo cho trẻ cảm giác rằng việc mắc lỗi cũng không có gì quan trọng. Đó chỉ là một cách để giúp bé có thể làm tốt hơn ở lần sau và cũng để sáng tạo hơn. Bằng tất cả mọi cách, ba mẹ hãy khuyến khích con khám phá mọi thứ, vui chơi và phạm sai lầm. Điều này sẽ tạo động lực và cảm hứng cho bé tìm cách khám phá nhiều hơn về thế giới xung quanh.

 

5. Tạo môi trường dám phá vỡ các chuẩn mực thường ngày

Ba mẹ luôn là tấm gương mà bé bắt chước và làm theo. Vì vậy, trong cuộc sống, thỉnh thoảng bạn hãy làm những thứ khác với thường ngày, và giải thích cho bé để quan sát độ hứng thú của. Ví dụ, thay vì đi xem phim bạn như dự kiến nhưng sau đó đổi sang đi xem kịch hoặc xiếc,…để bé tìm thấy niềm hứng khởi ở những thứ khác lạ.

 

6. Để bé tự tìm tòi và khám phá

Ở tuổi lên 3, bé thích tự tìm hiểu và khám phá thế giới theo các cách của riêng minh và bạn cũng không cần đưa ra những giáo điều, hãy để bé trải nghiệm bằng tất cả giác quan của mình. Kể cả khi bé cảm thấy buồn chán nhất, đừng quảng cho bé điện thoại hay tivi để giải trí, hãy bỏ mặc, vì khi cảm thấy buồn chán là lúc sáng tạo nhất vì đầu óc bắt đầu tư duy nghĩ điều gì mới mẻ để khám phá hoặc giải trí. Thiết bị âm thanh KIDPOD thiết kế dành riêng cho trẻ em với nguyên tác để bé tự khám phá, với nội dung âm thanh mới lạ, là người bạn đồng hành các chuyện kể, podcast, và bài hát,… kích hoạt tư duy sáng tạo hiệu quả

 

7. Không so sánh

Mỗi đứa trẻ sinh ra là một thiên tài và gần như có số tế bào thần kinh giống nhau lúc mới sinh. Là bậc phụ huynh, bạn phải cổ vũ và tạo môi trường cho bé phát triển tư duy sáng tạo, vì vậy, hãy đừng so sánh. Einstein từng nói “ai cũng là thiên tài. Nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng leo cây của nó thì nó sẽ sống suốt đời với suy nghĩ mình thật đần độn.” Giống như các phương pháp dạy con của bà mẹ Do Thái, luôn có niềm tin và truyền đạt cho bé hiểu rằng bé có thể sáng tạo, không cần phải giống ai.

 

8. Dám dấn thân và hành động

Nếu bé có một ý tưởng mới, trong phạm vi có thể thì hãy yêu cầu hoặc khuyến khích thực hiện nó. Ví dụ, bé có ý tưởng đi du lịch, hãy giúp bé để bé chủ động hoặc bạn gợi ý lên kế hoạch, hoặc nếu còn nhỏ cho bé chọn lựa trong 1 số khách sạn bạn đưa ra, …. Hãy để bé đi tới cùng của ý tưởng đó. Bé phải hiểu sự chỉ có dấn thân và hành động mới biến ý tưởng thành thực tế, và hành trình thực hiện thì luôn khó khăn. Tuy duy sáng tạo không phải chỉ dừng ở tư duy hay ý tưởng, mà nằm ở hành động và dám dấn thân.

 

KẾT LUẬN

Tư duy sáng tạo ở trẻ em phụ thuộc nhiều vào xúc cảm và thường kém bền vững hơn so với người lớn. Nếu không được khuyến khích tự do bày tỏ, thể hiện ý tưởng của mình, các con sẽ bị lệ thuộc vào một khuôn khổ nhàm chán và bị giảm đi năng lực sáng tạo. Vì vậy, nếu muốn con trở thành người thành công và hành phúc trong tương lai, hãy để bé được bay bổng với trí sáng tạo của mình, ngay từ nhỏ.

Ngoài ra còn có các kênh Youtube học tiếng anh cho bé, ba mẹ có thể tham khảo bài chia sẻ của Unicamlink nhé: Top 10 kênh Youtube học tiếng Anh cho bé

 

0936 181 189