Cách nuôi dạy con của người Do Thái là phương pháp mà hầu như tất cả các ba mẹ đều mong muốn áp dụng và làm theo, với mong muốn con mịnh cũng được thông mình và tài giỏi gióng người Do Thái. Mặc dù người Do Thái chiếm chưa đến 1% dân số thế giới, nhưng họ chiếm hơn 20% số người đoạt giải Nobel, 21% sinh viên Ivy League, 37% các đạo diễn đoạt giải Oscar. Dần dần phần còn lại của thế giới bắt đầu tò mò liệu cách dạy con của người Do Thái khác biệt như thế nào mới tạo ra được những thành tích vượt trội đó? Hãy cùng Unicam Link tìm hiểu nhé.
1. Cách nuôi dạy con của người Do Thái: Dạy con vượt khó
Trong khi các ông bố bà mẹ Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung thường rất quan trọng về các chỉ số IQ hay điểm số tại trường lớp thì các bậc phụ huynh Do Thái lại quan tâm đến việc làm sao để dạy con vượt khó. Phần lớn bố mẹ Châu Á không biết rằng bên cạnh IQ và EQ thì AQ cũng là một chỉ số quan trọng góp phần tạo nên sự thành công trong tương lai cho trẻ. AQ là chỉ số đánh giá về việc bạn sẽ đối diện với khó khăn như thế nào, thay đổi cục diện ra sao và vượt qua mọi khó khăn như thế nào. Chỉ số này cũng sẽ nói lên sự sáng tạo, mức độ hạnh phúc, lạc quan của trẻ đến mức nào.
Con của bạn có thể là một đứa trẻ cực kì thông minh, rất giỏi giao tiếp nhưng nếu gặp khó khăn thì lại dễ dàng chùn bước và bỏ cuộc, đây chắc chắn không phải là điều mà người Do Thái muốn giáo dục con mình. Người Do Thái tin rằng nghịch cảnh sẽ là yếu tố giúp một con người vươn lên và bứt phá, không gì rèn luyện một con người tốt hơn nghịch cảnh.
Nếu con ngã, họ sẽ phân tích cho lý do vì sao con bị ngã chứ không đổ lỗi cho những yếu tố khác như những gì các bậc phụ huynh Việt Nam thường làm. Nhìn nhận đúng đắn vấn đề, đối mặt và tìm ra cách giải quyết là những gì các bậc phụ huynh Do Thái khuyến khích con trẻ. Họ sẽ không ngại đặt ra những khó khăn ở mức vừa phải cho con để trẻ trải nghiệm và rèn luyện khả năng vượt khó của mình.
2. Cách nuôi dạy con của người Do Thái: Hãy học trở thành bố mẹ
Không ai sinh ra đã là bậc phụ huynh tốt, muốn trở thành bố mẹ tốt thì đương nhiên bạn cũng sẽ cần phải tập luyện, sai lầm và rút ra bài học. Việc nuôi dạy con cái bắt đầu ngay cả trước khi đứa trẻ được sinh ra. Nếu việc trở thành cha mẹ bị xem là gánh nặng thì việc nuôi dạy một đứa trẻ ngoan sẽ rất khó khăn vì bạn bị ám ảnh bởi điều gì thì điều đó khả năng cao sẽ trở thành hiện thực
Các nhà hiền triết Do Thái đã phát triển toàn bộ hệ thống giáo dục mở, mà bất kỳ ai ở Israel cũng có thể làm quen với các khóa học đặc biệt để chuẩn bị làm cha mẹ. Bạn sẽ học cách đối diện với những stress, sự ương bướng của con, cách vượt qua những cảm xúc tiêu cực trong thời gian mang thai và nuôi dạy con cái, cách để bạn luôn giữ được và truyền cho con những cảm xúc tích cực nhất. Tóm lại là hãy luôn tìm hiểu để biết được những vấn đề mà mình sẽ phải đối diện trong từng giai đoạn phát triển của con, chuẩn bị cho con phương pháp giáo dục phù hợp nhất.
Một điều rất thú vị là đàn ông Do Thái vô cùng tích cực tham gia giáo dục con từ bé không kém các bà mẹ. Họ địu con ra phố, chăm sóc thay bỉm cho con vô cùng thuần thục và điêu luyện nhờ vào những khóa học làm bố mẹ rất phổ biến tại đây.
3. Cách nuôi dạy con của người Do Thái: Không ra lệnh, chỉ gợi ý
Đây là một cách dạy con của người Do Thái vô cùng điển hình, họ quan niệm rằng bố mẹ sẽ không phải là những tay độc tài chỉ biết ra lệnh và bắt con làm theo ý muốn của mình. Bố mẹ tốt sẽ là những người quân sư đưa ra những gợi ý cho con và cho con tự quyết định theo mong muốn của mình. Bố mẹ cũng sẽ không bao giờ giám sát con liên tục, xuất hiện mọi lúc mọi nơi bên con mà sẽ để trẻ tự do trong khuôn khổ an toàn của riêng mình.
Hiển nhiên đây là một cách giáo dục sẽ có hai mặt, với những nhận định non nớt của trẻ thì chắc chắn chúng sẽ thường xuyên gặp thất bại và những lựa chọn sai lầm. Các bậc phụ huynh Do Thái cũng vô cùng cởi mở với những sai lầm này và giúp đỡ con để bước tiếp. Nếu con bị điểm thấp ở trường lớp, họ sẽ không chê bai con mà sẽ cùng con tìm ra vấn đề và giải quyết nó. Người Do Thái tin rằng trường học không phải là nơi duy nhất để con có thể học tập và hoàn thiện bản thân. Con người vẫn sẽ tiếp tục hoàn thiện trong xã hội, sau khi ra trường, khi đi làm và trong suốt hành trình cuộc đời.
Người Do Thái luôn nổi tiếng là một dân tộc thông minh bậc nhất thế giới, nhưng IQ lại là thứ mà người Do Thái không đặt nặng nhất, họ quan tâm về EQ – chỉ số cảm xúc và AQ – chỉ số nghịch cảnh nhiều hơn. Như vậy chúng ta có thể thấy là để trẻ phát triển tự do, không nhồi nhét, gò bó sẽ giúp một đứa trẻ trở nên thông minh hơn.
4. Cách nuôi dạy con của người Do Thái: Dạy con đọc sách từ bé
Sách đối với người Do Thái là một tài sản quý giá và sách luôn để ở tủ đầu giường. Họ luôn dạy con trân trọng sách và đọc sách từ khi rất nhỏ. Người Do Thái có lễ nghi “hôn sách ngọt” cực kì độc đáo khiến thế giới phải ngạc nhiên. Ngay từ lần đầu tiên tiếp xúc với những cuốn sách thì họ sẽ nhỏ một giọt mật ong vào cuốn sách và cho trẻ hôn lên cuốn sách. Vị ngọt ngào từ sách là điều mà các bậc phụ huynh muốn con mình ghi nhớ từ khoảnh khắc đầu tiên “sách vô cùng ngọt ngào, nếu con trân trọng sách thì sách cũng sẽ cho con những tri thức ngọt ngào”.
Tích lũy kho tàng kiến thức từ những cuốn sách từ bé, không ngạc nhiên người Do Thái chiếm lĩnh tỉ lệ phần trăm các nhà khoa học đạt giải Nobel hàng đầu thế giới.
Dạy con luôn là một quá trình đòi hỏi rất nhiều thời gian và tìm tòi. Bên cạnh những phương pháp nổi tiếng như của Nhật Bản hay Mỹ thì cách dạy con của người Do Thái cũng là một phương pháp bạn nên cân nhắc để nuôi dạy con trẻ thành những đứa trẻ bản lĩnh, giàu cảm xúc, trí tuệ và sáng tạo. Unicam Link rất mong với những kiến thức mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trên hành trình nuôi dạy con em mình.
Unicam Link được đánh giá là một trong những trung tâm giáo dục tốt nhất dành cho bé. Tại đây bé không những được học về Tiếng Anh mà còn được trau dồi thêm những kỹ năng mềm như thuyết trình, rèn luyện tư duy nhạy bén,…Ba mẹ quan tâm có thể tham khảo các khóa học của Unicam Link tại đây
Đón đọc nhiều bài viết hay, thông tin mới nhất của Unicam Link tại Facebook